Tượng vàng Oscar 90 “The Shape Of Water” và câu chuyện về sự khác biệt
- Linh Bui
- May 12, 2018
- 5 min read
Khoan bàn về việc chuyện tình màu thiên thanh giữa anh người cá và chị lau dọn có thực sự xứng đáng đạt Best Picture cho Oscar 2018 hay không, mình thực sự đã cảm được nhiều điều hơn cả 1 đại dương tình yêu thơ mộng.
“The Shape Of Water” – lại thêm 1 chiếc cúp Oscar gây tranh cãi
Phim “đẹp”, từ bối cảnh, góc quay, kỹ xảo đến câu chuyện tình vượt giới hạn giống loài, nên cũng thiếu chất “đời”, nhưng chúng ta mong chờ gì hơn ở 1 bộ phim tình cảm viễn tưởng như thế này? Ngoài ra, mấy năm gần đây Oscar cũng hay bị chê là trao giải cho những phim tưởng “bom tấn” mà chẳng ai xem, “phim cúng cụ”,… (Ví dụ điển hình là mình thậm chí còn ngủ gật trong 15 phút đầu xem Moonlight – Best Picture của Oscar năm ngoái nhưng lại xem được La La Land đến tận 3 lần). Do đó, cũng không ngoại trừ trường hợp Oscar cứ thích mỗi-năm-1-cú-shock cho mọi người chẳng biết đường nào mà lần. Hệt như năm ngoái chẳng ai ngờ 1 bộ phim vừa về người đồng tính vừa da màu như Moonlight lại được vinh danh. Không cần phải bạo lực và đầy ám ảnh như 3 Billboards hay cú twist tuyệt phẩm như Get Out, 2 anh chị Cá cứ vượt biển vượt đại dương từ từ cùng nhau chạm đích thôi.

Từ “The Shape Of Water”, bàn về sự khác biệt
Hơn cả tình yêu vĩ đại không định được dáng hình như nước, các tuyến nhân vật của The Shape Of Water khiến mình suy nghĩ rất nhiều về việc chấp nhận sự khác biệt luôn hiện hữu ở bản thân mình và cả xã hội mình đang sống và lớn lên hàng ngày.
Sự khác biệt thì ở đâu cũng có, và ở đâu cũng không tránh khỏi kỳ thị. Chấp nhận sự khác biệt là 1 điều chẳng hề dễ ở bất cứ lứa tuổi nào, nhất là với nếp suy nghĩ ở các nước châu Á. Mình được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, trong 1 sự bảo bọc nhất định của ba mẹ, được dạy rằng xăm trổ là hư và xỏ khuyên chỉ dành cho các thể loại đầu gấu. Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Và việc mình nghĩ bản thân như thế nào đôi khi không quan trọng bằng việc hàng xóm nhìn nhận mình là người ra sao.

Có lần đi training camp, mình quen được 1 cô bạn người Singapore, nhưng lại sống ở Nhật được 3 năm rồi. Nó kể mày ạ tao có 1 hình xăm size vừa ở giữa lưng, lần đầu đi onsen công cộng ở đây, hí hửng chuẩn bị bung lụa nhảy xuống hồ rồi mà vì có hình xăm nên bị quản lý giữ lại. Anh Kem Nho senpai từng bảo mình là, người Nhật làm gì cũng theo 1 khối, 1 tập thể, họ rất sợ cảm giác khác biệt với người khác, cho nên báo chí Nhật thường sẽ ca tựu thành tựu của 1 tập đoàn 1 công ty lớn, chứ ít báo viết về 1 cá nhân độc lập.
Sem vừa rồi mình có 1 bài luận về chủ đề xoay quanh Media và Muslim culture. Cụ thể là về việc truyền thông có đang bóp méo sự thật về hình ảnh, văn hóa Hồi giáo hay không. Có thể thấy hình ảnh người Hồi được vẽ nên như những kẻ máu lạnh, man rợ, bạo lực, đàn áp phụ nữ do tàn dư tội ác mà IS hay những tổ chức Hồi giáo cực đoan gây nên. Chiếc hijad che phủ đầu, những thông tin sai lệch báo chí lan truyền, khiến mọi người không thể chấp nhận được sự khác biệt về tín ngưỡng. Hệ quả là từ sau vụ khủng bố 7/7, những người đạo Hồi ở Mỹ sống không bằng chết. Trong 1 xã hội tưởng chừng đề cao sự khác biệt, tự do phóng khoáng như xứ cờ hoa, đã có rất nhiều người phải quyết định che giấu tôn giáo của mình, lẫn vào đám đông với mong muốn kéo dài sự sống thêm ngày nào hay ngày ấy.

Hòa lẫn vào dòng chảy đại dương hay trở thành 1 “Thủy Quái” khác biệt?
Trong thế giới của loài người, Thủy Qúai là 1 tên dị nhân, 1 “động vật hoang dã”. Song đối với anh và Elisa, ắt hẳn những Richard, Giles hay cô lau dọn Zelda cũng chẳng thể hòa nhập và hiểu được thế giới của họ. Mình xem cảnh những vết xước trên cổ Elisa hóa thành vây cá sau nụ hôn với Thủy Quái thực sự là 1 bước giải thoát cho cô. Khỏi 1 thế giới mà cô có thể thật sự cất lên tiếng hát khác biệt của mình, tiếng hát của sự im lặng, sự thấu hiểu, sự ai-cũng-có-thể-đấu-tranh-và-tạo-nên-điều-khác-biệt, thay vì phân cảnh hát thật kiêng cưỡng lúc gần cuối phim.

Ở đời thật lại chẳng được như phim. Thiết nghĩ nếu ai cũng được như Elisa thì số phận người khuyết tật trên thế giới này đã có chút khởi sắc. Đi hay đám đông hay không chưa bao giờ là một quyết định dễ dàng khi ngay cả việc mở lòng, chấp nhận sự khác biệt vẫn còn là 1 điều khó để dạy, để học, để thực hiện. Vì những stereotype như xăm trổ là hư, xỏ khuyên là thể loại đầu gấu, con gái phải nuôi tóc dài, con trai phải cắt tóc ngắn, con gái thích màu hồng, con trai thích màu xanh, đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm,… vẫn còn đó, được dạy hàng ngày ở gia đình và trường học.
Không ít lần mình cảm thấy bản thân là 1 black sheep chính hiệu trong gia đình vì những điều khác biệt mình chọn theo đuổi. Mình chọn theo career path trong 1 ngành chỉ có tuổi đời trên 20 năm ở VN thay vì kinh doanh như ba mẹ. Hồi mình kêu sau này mình muốn làm agency quảng cáo thì ba mẹ đã hết sức can ngăn vì nghĩ mình muốn đi … vẽ pano quảng cáo. Khi bạn bè đang ôn thi đại học thì mình rải CV rồi đi phỏng vấn intern, giữa đường bị ba gọi điện quát kêu về đi học đi. Suốt quãng thời gian đi làm cũng chẳng bao lâu mà ngày nào về nhà cũng gặp ánh mắt quan ngại của mẹ.
Bản thân mình trải qua rất nhiều lần nghi ngờ bản thân, tại sao phải chọn 1 con đường quá mới quá khắc nghiệt thay vì làm 1 “chiếc xe trùm mền” an yên của ba mẹ? Song, thử nghĩ nhé, đã là 1 chiếc xe thì phải dùng để chạy, dù chạy nhiều động cơ có hỏng hóc, phải đi bảo trì, nhưng vẫn đỡ hơn 1 chiếc xe được “trùm mền” quá kỹ, sau 1 thời gian lại bị trì trệ. Đặc quyền của tuổi trẻ là được thử, được “chạy”, được sai, và được sửa sai. Mình thà làm 1 chiến mã “chạy” hết sức để còn có gì đó nhìn lại khi vào trung tâm bảo trì, thay vì 1 chiếc xe vẻ ngoài bóng loáng nhưng mục rỗng bên trong.
Lời kết
Mình không phải là 1 nhân vật truyền cảm hứng để khiến các bạn tin và đảm bảo bạn sẽ thành công trên con đường khác biệt của mình. Nhưng Elisa thì có. Và tượng vàng Oscar là thật. Cứ thử từng bước thôi, vết xước sẽ trở thành chiếc vây sáng lung linh, lỗi lầm trở thành bài học, và khác biệt sẽ tạo sự thành công!
(Bỏ qua cũng được: Cuối bài xin add 1 print ad không liên quan lắm, chỉ muốn nói là thinking differently can make u different.)

Comments